Kinh nghiệm đi “phượt” Tây Nguyên – Gia Lai, Kon Tum

Từ Buôn Mê Thuột chúng tôi đi Pleiku bằng xe Limousine 9 chỗ với giá 200.000 đ/ người. Xe khởi hành đúng giờ, chạy khoảng 3 tiếng với quãng đường 180km. Chúng tôi chọn chuyến xe khởi hành lúc 6h chiều, để có thể tranh thủ đi chơi Buôn Mê được một ngày mà đến Pleiku cũng không quá muộn.

Chúng tôi ở khách sạn Minh Mạnh, gần bến xe, cũng tiện đường đi lại và có rất nhiều quán ăn sáng. Thuê xe máy cũng với giá 100.000 đ/ ngày (có thể thuê được giá 80.000 đ nhưng xe rất cũ, không an toàn).

Trên mỗi chặng đường đi qua, Tây nguyên lại mang đến cho bạn những cảm xúc mới. Khi thì đi giữa hàng thông thơ mộng, với những đồi chè rộng ngút ngàn.

1

Lúc bạn lại choáng ngợp giữa những cánh đồng nước ngập mênh mông nằm yên bình giữa rặng núi trùng điệp. Đoạn đường qua những cánh đồng như thế này gió rất mạnh. Hai người tạ rưỡi trên xe máy mà gió cao nguyên còn thổi liêu xiêu!

4

Thi thoảng bạn sẽ bắt gặp những mái cong của một ngôi chùa đạo Phật Bắc tông mới được xây dựng bên ngọn bảo tháp nhiều tầng. Có rất nhiều người bắc vào Tây nguyên sinh sống, nên hiện nay rất nhiều chùa đạo Phật mới được xây dựng, tuy nhiên kiến trúc không hoàn toàn giống chùa miền bắc.

3

Từ Pleiku bạn có thể đi tham quan biển Hồ T’ Nưng – đôi mắt Pleiku rộng lớn, trên độ cao 800 mét so với mực nước biển, có thể nhìn thấy từ miệng núi lửa Chư Đăng Ya, trải rộng, và bạn có thể ngắm nhìn Biển Hồ đẹp nhất khi quay lại Pleiku, khu vực cách thành phố chỉ vài km.

5

Biển Hồ T’Nưng là nơi trú ngụ của nhiều loài chim và là vựa cá trên cao nguyên. Hồ cũng chính là miệng núi lửa đã ngừng hoạt động cách đây hàng triệu năm. Những ngày gió to, mặt hồ dậy sóng…như biển, nhưng bình thường, những đồi thông bên bờ hồ là nơi lý tưởng để  bạn và gia đình có thể thư giãn và quầy quần bên nhau khi có thời gian rảnh.

6

Đồi cỏ hồng Đắc Đoa, cách TP Lpeiku khoảng 20km, mùa này cỏ đã phai màu, không còn rực rỡ của màu hồng nữa. Thứ cỏ dài mềm mại, có màu sắc quyến rũ phủ đầy mặt đất trong những cánh rừng thông xanh…

7

Những năm gần đây, đồng cỏ màu hồng đã trở thành điểm du lịch thiên nhiên hấp dẫn mỗi độ vào thu…

8

Núi lửa Chư Đăng Ya cũng là một địa điểm mọi người thường đến, nằm cách TP Pleiku 30km.

Nhà thờ Pleichuet  thuộc Giáo hạt Pleiku, Giáo phận Kon Tum, là nhà thờ đầu tiên của người Jrai, được xây dựng năm 2005 theo mô hình Nhà Rông của người Jrai, do các cha Dòng Chúa Cứu Thế quản nhiệm

10

Từ Pleiku có thể chạy xe đi Kon Tum với quãng đường 50km chất lượng khá tốt. Kon Tum là nơi tập trung sinh sống của người Bana. Từ năm 1842 những nhà truyền giáo người Pháp đã đặt chân lên Kun Tum đầu tiên, tuy nhiên chưa thành công. Cho đến năm 1848 nhà truyền giáo trẻ Nguyễn Do đã tìm cách mở đường lên vùng Bắc Tây Nguyên lánh nạn, sau đó hai năm, cùng với 2 linh mục Pháp và 7 thầy giảng Việt, với nhiều tín đồ, phần đông từ tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi, lên Kon Tum sinh sống, định cư. Do vậy, Kon Tum có một số di tích tôn giáo rất đặc biệt, duy nhất và được gìn giữ rất tốt.

Kon Tum nổi tiếng có Tòa Giám mục nằm ở 146 Trần Hưng Đạo, được xây dựng vào năm 1935 – 1938. Để biết thêm chi tiết, bạn có thể đọc bài Tòa Giám mục Kon Tum.

12

Nhà thờ chính tòa Kon Tum – nhà thờ Gỗ, xây dựng năm 1913, có kiến trúc rất đặc biệt. Bạn có thể biết thêm chi tiết trong bài Nhà thờ gỗ Kon Tum.

Nhà thờ Tân Hương là nhà thờ cổ nhất Kon Tum. Giáo xứ Tân Hương là giáo xứ người Việt đầu tiên hình thành và phát triển tại Kon Tum, từ năm 1851 do Cha Nguyễn Do thành lập và cai quản dưới tên Trung tâm Truyền Giáo Rơ Hai bao gồm các dân tộc Kinh và Thượng.

23

Tại Kon Tum bạn có thể đến một vài buôn làng người Bana ngay gần thành phố. Tuy nhiên, điều duy nhất các buôn làng này có là một ngôi nhà Rông, được dựng trên bãi trống giữa làng. Nhà Rông buôn Kon Klor có lẽ là nhà Rông thuộc loại lớn nhất, sẽ là nơi diễn ra các sinh hoạt văn hóa dân tộc có thể ghi hình được.

25

Cây cầu treo lớn nối buôn Kon Klor bắc qua con sông đẹp, phong cảnh từ trên cầu nhìn sang hai bên là những ruộng vườn trù phú trải rộng, đến sát những rặng núi bao quanh.

26

Những buôn nhỏ Như Kon K’ktu, Kon Kla nhà Rông khá khiêm tốn. Trong buôn chúng tôi không thấy bóng dáng một nếp nhà hay trang phục truyền thống nào của người dân địa phương.

27

Dọc đường trong thành phố, chúng tôi bắt gặp một kiến trúc – “nghi” là truyền thống địa phương, đang được sửa chữa và cách sử dụng phương tiện đi lại của người địa phương.

28

Tại Pleiku có rất nhiều chùa đẹp, nổi tiếng nhất là Chùa Phật Minh Thành, do Đại đức Thích Tâm Mãn làm trụ trì, người đã xuất gia và tu học từ 6 tuổi ở Pleiku.

30

Nhà Thờ Đức An được xây dựng năm 1990 (20 đường Wừu, Pleiku), trên một khu đất cao có diện tích rộng hơm 1.000 m2, với lối kiến trúc tổng hợp Á – Âu. Giáo đường được trang trí hài hoà, đủ chỗ cho khoảng 600 giáo dân. Nhà thờ có tháp chuông cao khoảng 20m.

IMG_0654

Một khu vực phục vụ người lễ Đức Mẹ ngoài khuôn viên.

IMG_0655

Bạn nên để dành một ngày để đi thăm Thác Phú Cường, huyện Chư Sê (nổi tiếng có hạt tiêu thơm), nằm cách Pleiku 45km. Khung cảnh toàn bộ khu vực khá đẹp, có hồ câu cá, chỗ để ngắm cuối chảy…

IMG_8453

Bạn cũng có thể đến thăm  Buôn Plei Ốp, ngôi làng của đồng bào Jrai, đã được hình thành từ năm 1927, với 15 hộ gia đình vào thời điểm đó. Hiện tại buôn được công nhận là điểm du lịch và đang được bảo tồn. Tuy nhiên cũng không có nhiều nét văn hóa đặc trưng của người Jrai được giữ ở đây.

IMG_8476

Nếu có thời gian, bạn có thể đi thăm nhà tù Pleiku và quảng trường Đại đoàn kết ở trung tâm thành phố.

Đến Pleiku bạn nhất định phải ăn một bữa ở quán “Gà Nướng Ksor Hnao” rất đặc biệt, nơi bạn được thưởng thức các món ăn rất ngon và ngắm nhìn những bức tượng truyền thống của người Tây Nguyên và những bộ cồng chiêng cổ.

You Might Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *