Nhà thờ Đức Mẹ và Đức Chúa Hài Đồng, Praha (Church of Our Lady Victorious with Infant Jesus of Prague)

Trong khi đang lang thang trên con phố ở Khu Phố Nhỏ, tôi chợt thấy một nhà thờ có kiến trúc khá “khiêm tốn” lại nằm ngay trên hè phố, không có vẻ hào nhoáng của một nhà thờ lớn, nhưng vì rất thích vào nhà thờ Công giáo, nên tôi quyết định vào thăm và thật sự không ngờ, bên trong nhà thờ rất ấn tượng.

Tòa nhà có kiến trúc Baroque lâu đời này có từ năm 1611 và được xây dựng lại từ năm 1634 đến 1669 theo lệnh của Dòng tu Kín Carmel. Mặt tiền được xây dựng từ năm 1664 được trang trí bằng bức tượng Đức Mẹ Mẹ bế Đức Chúa Hài Đồng.

Tôi thực sự ngạc nhiên khi thấy trong gian điện không lớn là những bức họa khung đá và đồng mạ vàng sáng loáng.

Bên trong gian điện chính giữa là bàn thờ có hình dạng của một vòm chiến thắng, được xây dựng vào năm 1717. Các bức tượng ở phía trước là Thánh Teresa của Chúa Giêsu và Thánh John của Thánh Giá, hai bên là . nhà tiên tri Elijah và Elisha. Trên đỉnh giữa các chiến lợi phẩm trong Trận chiến Núi Trắng năm 1620. Bức tranh lớn cho thấy sự can thiệp của Đức Trinh Nữ Maria do Matthias Mayer vẽ (1627-1637). Bàn thờ như lời nhắc nhở rằng chiến thắng bằng tâm linh tốt hơn dùng vũ khí quân sự. Bàn thờ lịch sử đã được khôi phục về hình thức ban đầu từ thời điểm được tạo ra, kết hợp giữa mạ vàng và đồng.

Bàn thờ mới nhỏ là tác phẩm của nhà điêu khắc Otmar Oliva. Bàn thờ đứng trên chân bằng đồng, mặt bàn được làm bằng một miếng mã não lớn, nguyên khỗi có nguồn gốc từ Pakistan. Bàn thờ đã được thánh hóa vào năm 2015, để kỷ niệm 500 năm ngày sinh của Thánh Teresa của Chúa Giêsu, người sáng lập Dòng tu Carmel. Ba chiếc đinh được vẽ dưới chân thánh giá bạc, cũng là tác phẩm của Otmar Oliva. Chúng tượng trưng cho những chiếc đinh mà Chúa Kitô đã bị đâm trên thập tự giá.

Đây là bàn thờ Thánh Joseph bức tranh do Petr Brandl vẽ từ năm 1720. Tôi phải rất xin lỗi khi không có tấm hình nào rõ nét hơn.

Đây là bàn thờ Bức tượng Chúa Giêsu Hài Đồng nằm trong hộp kính. Hai bên là những bức tượng Đức Mẹ và Thánh Joseph. Thiên Chúa Cha được miêu tả là một ông già ở phần trên của bàn thờ, Ngài đang gửi Con của Ngài xuống trần gian. Trên cùng là Chúa Thánh Thần được mô tả như một con chim bồ câu. Những bức tượng là tác phẩm của Petr Prachner. Bàn thờ bằng đá cẩm thạch đỏ và xám được František Lauermann làm vào năm 1776.

Bàn thờ thánh Joachim và thánh Anna là Cha và Mẹ của Đức Mẹ Maria. Hình ảnh hai người cha mẹ không có con đang cầu xin Chúa Trời ban cho con. Đứa trẻ sẽ là Đức Mẹ Maria.

Bàn thờ thánh Teresa Avila có bức tranh mô tả trái tim của Thánh Teresa bị đâm bằng một ngọn giáo rực lửa, được Jan Jiří Dietrich vẽ năm 1752.

Trên mái nhà nhỏ là một bức tượng của Tiên tri Elias, người bảo trợ chính của Dòng Carmel đứng trên một toa xe lửa. Một nhà tiên tri khác từ núi Carmel, là Eliseus, đang bắt chiếc áo choàng rơi của mình. Bức ảnh này quá rung nên không rõ, rất xin lỗi mọi người.

Bàn thờ thánh Simon và Đức Mẹ phù thủy có bức tranh về vị tướng của Dòng tu được thể hiện dưới một hình thù đáng sợ Đức Mẹ phù thủy đã được Petr Brandl vẽ trước năm 1620.

Nhà thờ nổi tiếng với bức tượng Đức Chúa Hài đồng Praha, có nguồn gốc từ Tây Ban Nha và được công chúa quý tộc Séc Polyxena dòng họ Lobkowicz (con gái của Thủ tướng Vratislav Hoàng gia Bohemia) tặng cho Dòng tu Kín Carmel vào năm 1628.

Chúa Giêsu Hài Đồng có hai vương miện và khoảng bốn mươi sáu áo choàng. Theo truyền thống, lễ phục của Ngài được thay đổi khoảng mười lần một năm theo mùa phụng vụ. Một bảo tàng nhỏ được xây dựng để trưng bày quần áo và các đồ vật tôn giáo khác ở ngay trong nhà thờ. Quả thật, đây là một trong những nhà thờ tôi thấy vô cùng ấn tượng ở Praha mà tôi đã quay lại thăm một lần nữa rồi và nếu có điều kiện sẽ trở lại nữa.

You Might Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *