Hòn Phụ Tử Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang

Kiên Giang nổi tiếng có khu di tích Hòn Đất (gắn với chị Sáu), khu rừng U Minh Thượng và hòn Phụ Tử ở Kiên Lương, nên ai đến Kiên Giang cũng cố đến được những địa điểm này. Tôi cũng rất mong có ngày được nhìn thấy hòn Phụ Tử, nhưng phải tới tận khi hòn Tử đã “ngã xuống biển” rồi, tôi mới được đặt chân đến.

IMG_7928

Thật sự tôi đã rất thất vọng khi đến với khu nghỉ biển Hòn Phụ Tử có tiếng này. Sự lộn xộn và mất vệ sinh môi trường do các hàng quán gây ra đã làm giảm lượng khách du lịch và tôi cũng sẽ không quay trở lại đây một lần nữa.

IMG_7956

Phía sau tôi là hòn Phụ già cả cô đơn, không biết “lão núi đá” đó sẽ thọ được bao  lâu nữa, tôi tranh thủ chụp lại tấm hình. Biết đâu vì nhớ thương “con” mà hòn Phụ lại lao đầu xuống biển trong một ngày đẹp trời nào đó, thì tấm hình của tôi sẽ có “giá” đấy.

IMG_7965

Khu du lịch bãi biển Hòn Dương xuống cấp vì quá nhiều hàng quán và môi trường mất vệ sinh, cảnh quan thiên nhiên bao gồm núi đá và rừng cây dọc bãi đã bị hàng quán che khuất, mặc dù thiên nhiên nơi đây cũng khá đẹp.

IMG_7940

Bãi biển chỉ còn lại một dải cát nhỏ, không sạch sẽ vì bờ kè bằng xin măng, nơi các quán ăn đã lấn ra gần sát mép nước. Khi chúng tôi đến, một nhóm thanh niên đang mở loa nhạc rất to, thứ âm thanh hỗn tạp này khiến cho bãi biển chật hẹp càng trở nên khó chịu.

IMG_7929

Khu di tích chùa Hang khá nổi tiếng ở Kiên Lương, nằm trong danh sách di sản văn hóa của tỉnh Kiên Giang, cũng trong cùng hoàn cảnh với bãi biển, nghĩa là bị xâm lấn tứ phía. Nếu đứng ngoài bãi biển, bạn sẽ không thể nhìn thấy cửa chùa Hang.

IMG_7941

Hơn nữa, do không thống nhất được với ban quản lý di sản, mà việc sửa chữa chùa bị dở dang, sau khi dỡ mái chùa xuống thì dừng lại, để đấy, khiến tôi cứ ngỡ là mình đã vào nhầm, khi nhìn thấy một gian điện trông không có dáng dấp gì của một nơi thờ tự tôn giáo.

IMG_7906

Chùa Hang có một phần được đặt trong một hang đá dài khoảng 40m, chạy thông ra biển. Hang này do các nhà sư Thái Lan tìm ra từ thế kỷ XVIII và họ lập chùa ở đây. Năm 1771 sau khi quân Xiêm đánh chiếm vùng này rồi rút về, những nhà sư cũng theo về nước. Năm 1800 có hai anh em đã trùng tu lại chùa và đặt tên là chùa Hang. Chùa được sửa chữa, trùng tu nhiều lần, lần cuối cùng là năm 1962. Tuy nhiên hiện trạng của chùa rất xuống cấp, các bàn thờ và tượng đã được chuyển đi để xây lại, nhưng chưa biết bao giờ. Cổng Tam quan của chùa Hang đi từ phía đường vào khu du lịch.

IMG_7903

Một bảo tháp còn lại ở trong sân chùa.

IMG_7904

Bàn thờ Phật Di Lạc ở phía trước cửa hang.

IMG_7907.JPG

Trong hang có bàn thờ Phật Thích Ca theo phái Nam Tông.

IMG_7911

Bàn thờ Phật Bà Quan Âm.

IMG_7912

Đường trong hang đi về phía cửa hang hướng ra biển.

IMG_7914

Cổng chùa hướng ra biển, phía trước đầy các hàng quán.

IMG_7917

Muốn chụp được tấm ảnh này tôi phải dựa lưng vào quán hàng, ngửa ra phía sau, mới có thể lấy được đủ cổng chùa Hang phía bờ biển…

IMG_7921

Một ấn tượng rất buồn khi đến với một thắng cảnh!

IMG_7953

 Hy vọng một ngày người dân ở đây nhận ra rằng họ đang sở hữu một tài nguyên thiên nhiên vô giá, hòn Phụ Tử và khu du lịch Hòn Dương để họ có thể có trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ cho thế hệ mai sau.

 

 

You Might Also Like

One Reply to “Hòn Phụ Tử Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang”

  1. Hòn Đất phải gắn với nữ anh Hùng Phan Thị Ràng ( chị Sứ) mới đúng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *