Đường hầm điêu khắc, Đà Lạt

199

Tác phẩm “khùng” thứ hai của Đà Lạt là “Đường hầm điêu khắc” của ông Trịnh Bá Dũng, một người đam mê với nghệ thuật. Phải nói công trình này thật “khùng” bởi người bình thường không thể làm được như vậy.

IMG_3915

Hãy thử hình dung xem, ai có thể làm được việc đào dãy hầm dài 1.200 mét, chỗ rộng nhất tới 10 mét, chỗ sâu nhất tới 9 mét…trong lòng đồi đất đỏ bazan, giữa một rừng thông xanh, mà chưa kể đến những công trình nghệ thuật điêu khắc!

IMG_3917

Đây là ảnh đang thi công một phần công trình, để mọi người hình dung ra công sức đã tiêu tốn ở đây thế nào.

IMG_3965

Từ trung tâm thành phố Đà Lạt, theo đường 3/4 hướng đến bến xe trung tâm thành phố, sau đó lên đèo, đến ngã 3 chùa (ngã ba có tượng Phật vàng bên phải, rẽ vào thiền viện Trúc Lâm) tiếp tục đi thẳng và bạn sẽ thấy có chỉ dẫn trên đường để đến “Đường hầm điêu khắc”.

194

Ông Dũng đã tìm ra công thức kết hợp với đất sét bazan để tạo thành một chất liệu có độ bền tương đương với bê tông và màu sắc độc đáo và đặc biệt thân thiện với môi trường. Thật sự khi đi thăm công trình kiến trúc này tôi rất băn khoăn, chỉ sợ thời gian sẽ bào mòn và làm hư hại, vì tất cả đều nằm “phơi gió, phơi sương” giữa trời như thế.

IMG_3914

Ý tưởng của ông Dũng là tái hiện lại một Đà Lạt từ thuở ban sơ, qua các thời kỳ hình thành và phát triển để trở thành một thành phố du lịch nổi tiếng. Khi mới bước chân vào đường hầm là hình ảnh của vùng đất Tây Nguyên hoang sơ giữa thiên nhiên hùng vĩ.

IMG_3916

Rồi thời kỳ hình thành Đà Lạt hiện đại kể từ năm 1893, khi bác sĩ Alexandre Yersin lần đầu đặt chân đến cao nguyên Lâm Viên và năm 1897, toàn quyền Paul Doumer quyết định tìm kiếm một địa điểm để xây dựng nơi nghỉ dưỡng người Pháp ở Đông Dương đã chọn Đà Lạt.

IMG_3931

Ông tái hiện lại những hình ảnh đại diện cho Đà Lạt như nhà thờ, nhà ga xe lửa, trường Đại học Đà Lạt…

IMG_3947

Nhưng tất cả đều to lớn, khiến cho mọi người cảm giác như lạc vào thế giới của những người khổng lồ vậy.

IMG_3933

Khởi công từ năm 2009 và bắt đầu mở cửa từ năm 2012, nhưng ông Dũng vẫn tiếp tục xây dựng công trình của mình, ông muốn tái hiện được toàn bộ các công trình lịch sử của Đà Lạt trong 300 năm.

IMG_3937

Tuy làm chất liệu hoàn toàn bằng đất sét đỏ bazan, nhưng dưới bày tay khéo léo của những người thợ tài hoa, đường hầm trở thành một công trình điêu khắc vô cùng sống động và tinh xảo.

IMG_3942

Đặc biệt nhất chính là ngôi nhà được làm hoàn toàn bằng đất sét rộng khoảng 90 m2, đã được sách kỷ lục Việt Nam đã ghi nhận là ngôi nhà bằng đất sét đỏ bazan không nung có mái đắp nổi hình bản đồ Việt Nam đầu tiên phong cách độc đáo nhất.

IMG_3954

Đây cũng là công trình ông Dũng xây dựng đầu tiên, để thử sức độ bền của loại chất liệu xây dựng ông tạo ra từ đất sét bazan. Ông cho biết, ý tưởng làm đường hầm có trước cả khi làm ngôi nhà, nhưng vì công trình quá lớn nên ông phải làm ngôi nhà trước, khi thành công mới làm tiếp các công trình khác.

201

Nội thất của ngôi nhà cũng rất đặc biệt, từ cái giường, trang trí trên tường nhà

IMG_3958

Đến bộ bàn ghế như từ những cái bình gốm vỡ.

IMG_3960

Cả công trình nằm trên đồi thông nhìn xuống một hồ nước rất đẹp.

202

Đằng sau là vườn trồng dâu tây và hoa, đặc sản thiên nhiên của Đà Lạt.

IMG_3950

Ông Dũng muốn xây dựng một công trình “để đời” và tạo thêm điểm hấp dẫn cho Đà Lạt, nên đã dành tiền của và công sức bao năm trời, mặc cho lời can ngăn của gia đình và bạn bè. Và ông đã làm được điều ông muốn.

195

Một điểm không nên bỏ qua khi đến Đà Lạt.

You Might Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *