Lăng Tự Đức, Huế

Tự Đức cũng là vị vua lo xa, xây lăng cho mình xong vẫn sống được hơn 10 năm nữa, nên đã sử dụng khu lăng mộ tương lai của mình như một nơi nghỉ ngơi. Tôi thích khu lăng mộ này vì đó là lăng đẹp nhất trong các lăng ở Huế. Giữa mùa hè nắng nóng, đến lăng Tự Đức sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều.

Cũng như các vị vua chăm lo hậu sự cho mình quá sớm, Tự Đức cũng đã gây cho người dân những ai oán, căm phẫn khi phải tham gia xây dựng khu lăng mộ này, thậm trí còn là nguyên nhân dẫn đến cuộc nổi loạn Chày Vôi. Có thể vì có tới 103 vợ mà vẫn không có con nối dõi nên ông phải tự lo nơi chôn cất cho mình!!! Ông chọn cho mình một địa điểm rất đẹp ở Huế, để hưởng thụ cả lúc còn sống.

Lăng Tự Đức ban đầu được vua đặt tên là Vạn Niên Cơ, mong muốn trường tồn, nhưng rồi chính ông lại tự đổi thành Khiêm Cung sau cuộc bạo loạn Chày Vôi, có lẽ ông cũng đã nhận ra sai lầm của mình. Khi ông mất, đổi thành Khiêm Lăng, nên trong lăng ở cả hai khu vực tẩm điện và lăng mộ đều có chữ Khiêm trong tên gọi, như cửa Vụ Khiêm, Khiêm Cung Môn, điện Hòa Khiêm, điện Lương Khiêm…

Mùa hè sen nở khắp hồ Lưu Khiêm. Đi tham quan đến lầu ngắm sen này rồi thì chẳng ai muốn đi thêm nữa. Ngồi ngắm sen nở, thoảng thoảng hương sen và tiếng thông vi vu nhè nhẹ.

Ba dãy tam cấp bằng đá Thanh dẫn vào Khiêm Cung Môn

Bên trong Khiêm Cung Môn là khu vực dành cho vua nghỉ ngơi mỗi khi đến đây. Điện Hòa Khiêm để vua làm việc, nay là nơi thờ cúng bài vị của vua và Hoàng hậu.

Hành lang bên ngoài điện.

Và điện Lương Khiêm, xưa là chỗ nghỉ ngơi của vua, sau được dùng để thờ vong linh bà Từ Dũ, mẹ vua Tự Đức và nhà hát Minh Khiêm để nhà vua xem hát, được coi là một trong những nhà hát cổ nhất của Việt Nam hiện còn.

Sau khi thăm khu vực tẩm điện, mọi người sẽ vào khu lăng mộ. Bước lên trên mấy bậc thềm bạn sẽ đến Bái Đình hai hàng tượng quan viên văn võ bằng đá đứng hai bên.

Đây là Bia Đình, nơi lưu giữ tấm bia bằng đá nặng 20 tấn có khắc bài “Khiêm Cung Ký” do chính Tự Đức soạn. Toàn bài văn này tự thuật của nhà vua về cuộc đời, vương nghiệp cũng như những rủi ro, bệnh tật của mình, kể công và nhận tội của Tự Đức trước lịch sử.

Đằng sau tấm bia là hai trụ biểu như hai ngọn đuốc tỏa sáng cùng với hồ Tiểu Khiêm hình trăng non đựng nước mưa để linh hồn vua rửa tội.

Từ Khiêm Cung Môn nhìn xuống hồ Lưu Khiêm.

Là một người giỏi thi phú, Tự Đức đã chọn cho mình một nơi thư gian khi còn sống và yên nghỉ xứng đáng với ngôi vị của mình.

You Might Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *