Đền Ulun Danu bên hồ trên núi Bali

Chúng tôi chọn đền Ulun Danu là điểm đến đầu tiên, vì với phương châm “đi xa về gần”, ngôi đền này nằm cách chỗ chúng tôi ở Denpasar xa nhất, khoảng 50km về phía bắc, trên núi cao 1.200 mét so với mực nước biển. Ảnh dưới là cổng vào đền, nhìn từ trong đền ra.

Đi khoảng hai phần ba quãng đường, không khí mát mẻ khác hẳn so với ở bãi biển. Càng lên cao, nhiệt độ càng hạ xuống, đến lúc chúng tôi phải đem áo khoác ra mặc. Nhưng lên đến đền thì trời nắng đẹp, nên không cảm thấy lạnh nữa.

Đây là ngôi đền có giá vé vào cửa cao nhất ở Bali, 75 Rp/ người (khoảng 110k). Nếu không có người hướng dẫn để giới thiệu và giải thích thì quần thể đền chỉ là một điểm tham quan, check in đắt tiền. Bạn sẽ không cảm thấy thật sự thỏa mãn sau khi vào tham quan, nhất là phải chạy xe lên núi một chặng đường dài. Cũng may là chúng tôi đã tìm hiểu khá kỹ về những nơi sẽ đến thăm, nên có thể hiểu phần nào giá trị của ngôi đền này. Đây là tháp ở hai bên cổng vào quần thể đền.

Đền Ulun Danu nằm bên mặt nước hồ Bratan, một hồ nước lớn trên cao, giữa những đỉnh núi cao nhất Bali. Ngôi đền này còn được gọi là ngôi đền Bali trên hồ vì có vẻ như nó nổi khi nước sông Bratan dâng cao.

Tên của ngôi đền có nghĩa là “nơi bắt đầu của hồ”. Đền Ulun Danu Beratan là một trong chín ngôi đền ‘Kahyangan Jagat’ nằm trên đảo Bali, mà theo đạo Hindu Bali, là ngôi đền cai quản, có nghĩa là ngôi đền bảo vệ Bali khỏi những linh hồn của quỷ dữ.

Được xây dựng vào năm 1633, ngôi đền này được sử dụng để làm lễ dâng nước cho nữ thần hồ Bratan và sông Dewi Danu, do tầm quan trọng của hồ Bratan là nguồn tưới chính ở trung tâm Bali.

Bảo tháp cao 11 tầng được gọi là đền Tengahing Segara để thờ thần Vishnu và nữ thần hồ Dew Dewi Danu, quay về hướng nam. Trong ngôi đền này cũng lưu giữ bức tượng Phật.

Tháp 3 tầng ở phía đông là đền Lingga Petak, nơi có giếng thiêng chứa nước thánh Tirta của Ulun Danu, được cho là nguồn chính của nước Beratan và khả năng sinh sản. Đền có bốn cửa mở ra bốn phương.

 Quần thể đền Ulun Danu có  bốn ngôi đền khác nhau, mỗi ngôi đền thờ một vị thần Hindu khác nhau. Những ngôi đền này không cho phép khách tham quan vào bên trong, mà chỉ để cho những tín đồ vào làm lễ.

Ngôi đền này được thiền sư Gusti Agung Putu xây dựng năm 1634 để thờ thần Shiva. Ngôi đền hướng về phía nam tới hồ Beratan.

Cây Banyan cổ thụ đứng trước cửa ngôi đền này như một điểm đánh dấu cho ngôi đền, có chức năng như một cung điện của nữ thần Dew Dewi Durga. Ngôi đền này hướng về phía tây.

Trong quần thể này có ba đền thờ chính, Pelinggih Dalem Purwa làm cung điện và thờ nữ thần Dew Dewi Durga và các vị thần Upakara cung cấp lễ. Các đền thờ đều quay mặt về hướng đông và nằm ở bờ nam hồ Beratan.

Hồ Beratan còn có chức năng cho nước thánh nên những người dân ở đây thường làm lễ cầu xin và thanh tẩy bằng các nghi lễ Ngebejiang hoặc Melasti tại khu vực đền thờ này.

Bên ngoài quần thể đền Hindu có một Bảo tháp Phật giáo mang ý nghĩa hòa hợp tôn giáo.

Đền Ulun Tanu có khuôn viên rộng và có tổ chức một số hoạt động như chèo thuyền, câu cá và có một vài điểm tạo ra để check-in.

Thông thường trong các dịp lễ người dân địa phương tết các loại lá cây, chủ yếu là lá dừa, tạo thành những nét hoa văn rất độc đáo để trang trí những nơi dâng lễ vật.

Tại thời điểm chúng tôi đến thăm đền, không có nghi lễ nào diễn ra, chỉ có khách tham quan và những ngôi đền được khóa kín bên trong những bức tường, nên cảm giác chỉ như đi tham quan một địa điểm có kiến trúc đền Hindu, không giống đến một địa danh tôn giáo.

You Might Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *