Hệ thống kênh đào Amsterdam

Amsterdam là thành phố độc nhất trên thế giới có hệ thống kênh đào dài 100 km và có 900 hòn đảo nhỏ. Hệ thống kênh đào này gồm nhiều hình vòng cung đồng tâm, chạy dài giữa các khu đô thị nhằm thoát nước khỏi các khu đầm lầy và mở rộng đất cho thành phố.

Nhiều khu vực Amsterdam giống như Venice ở Bắc Âu, cũng có những tòa nhà cao nằm ngay sát mép nước.

Có ba kênh đào chính: Herengracht, Prinsengracht, và Keizersgracht, được đào khoảng thế kỷ thứ XVII, trong thời gian hoàng kim của Hà Lan, với chức năng vành đai của thành phố. Dọc theo 3 kênh đào chính này là 1550 công trình tưởng niệm. Tôi chỉ biết tên và ý nghĩa của ba kênh chính, nhưng thật sự không nhớ được.

Herengracht có nghĩa là kênh đào chúa tể – là kênh đào đầu tiên trong ba kênh đào chính của Amsterdam. Nó được đặt theo cái tên regenten chỉ những người cai trị Cộng hòa Hà Lan. Một nhánh của kênh đào này là Gouden Bocht, một kênh đào có đi qua Viện Goethe.

Keizersgracht có nghĩa là kênh đào hoàng đế là kênh đào thứ hai, được đặt theo tên của Maximilian I, một hoàng đế của Đế quốc La Mã thần thánh. Prinsengracht có nghĩa là kênh đào hoàng tử là kênh đào chính thứ ba, được đặt theo tên của Willem de Zwijger, công tước xứ Orange.

Còn lại là các nhánh kênh tạo thành hệ thống chằng chịt nhưng có trật tự, nối liền các khu vực khác nhau của thành phố.

Khách du lịch có thể đi tham quan bằng tàu thủy, nó sẽ đưa bạn đi theo hệ thống kênh và giới thiệu về các tòa nhà nằm hai bên dòng kênh.

Bến tàu thủy du lịch

Những dòng kênh này cũng là con đường giao thông huyết mạch của Amsterdam. Nhiều nhà có canô nhỏ, neo đậu ngay trước cửa như đỗ xe vậy.

Ở một số đoạn kênh có những “ngôi nhà nổi” trên sông, rất nhẹ nhàng và sạch sẽ.

Có những con kênh rất hẹp, có lẽ chỉ cho cano đi một chiều.

Trên dòng kênh có những chiếc xà lan trở thành bãi xe đạp để giảm diện tích đất trên bờ.

Chúng tôi đã đi đi lại lại ba ngày dọc theo các dòng kênh và lên những cây cầu nhỏ cắt ngang chúng…ấn tượng thật tuyệt vời!

You Might Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *