Nhà thờ Đức Bà Sablon, Brussels (Church of Our Blessed Lady of the Sablon)

Nhà thờ Đức Bà Sablon nằm trên quảng trường Sablon, là nhà thờ chúng tôi rất ấn tượng khi thăm Brussels.

Chúng tôi đến nhà thờ Đức Bà Sablon vào dịp gần lễ Giáng sinh, nên xung quanh khu vực nhà thờ đang tổ chức hội chợ rất đông và cũng vì thế mà phần dưới của nhà thờ trong bức ảnh của tôi bị các quầy hàng che mất, nhưng bên trong nhà thờ chỉ có mấy người.

Đây là một trong số nhà thờ lớn và nổi tiếng của Brussels, nên chúng tôi đã dành khá nhiều thời gian để tham quan và tìm hiểu về nhà thờ. Không phải là người theo Kito Giáo nên tôi không biết gì về đạo nói chung và về nhà thờ nói riêng, nhưng tôi rất thích ngắm nhìn các nhà thờ.

Nhà thờ Đức Bà Sablon Brussels là một nhà thờ Công giáo từ thế kỷ XV, được các công dân quý tộc và giàu có của Brussels bảo trợ. Nhà thờ đặc trưng bởi kiến trúc bên ngoài theo phong cách Brabantine Gothic và trang trí nội thất đẹp, với hai nhà nguyện theo phong cách Baroque. Tôi rất thích cảm giác nhỏ bé khi bước vào nhà thờ với vòm mái cao vút, trên những cây cột đá lớn, vừa uy nghi, vừa lộng lẫy.

Đã từng có một nhà nguyện nhỏ ở đây. Người ta đồn rằng, có một truyền thuyết đã khiến cho nhà nguyện trở nên nổi tiếng. Một người phụ nữ mộ đạo địa phương tên là Beatrijs Soetkens nằm mơ thấy Đức Mẹ Đồng Trinh Maria chỉ cho bà ta bức tượng Onze-Lieve-Vrouw ở Antwerp và muốn bà đưa về nơi này. Người phụ nữ ấy đã đánh cắp bức tượng và nhờ những điều may mắn kỳ ​​diệu, bà đã có thể mang bức tượng đó về Brussels bằng thuyền vào năm 1348. Người ta cho xây dựng nhà thờ và bức tượng đó được đặt trang trọng trong nhà thờ, được tôn kính và nhận được sự bảo trợ của Hội đồng địa phương, họ hứa sẽ tổ chức đám rước hàng năm, được gọi là Ommegang, trong đó có lễ rước bức tượng được mang về Brussels. Ommegang giờ đã phát triển thành một sự kiện tôn giáo quan trọng trong lịch hàng năm của Brussels. Ảnh chụp dàn Organ trong nhà thờ Sablon, Brussels.

Việc xây dựng nhà thờ, thay thế nhà nguyện, được cho là đã bắt đầu vào khoảng đầu thế kỷ XV. Toàn bộ quá trình xây dựng mất khoảng một thế kỷ. Dàn hợp xướng được hoàn thành vào năm 1435, những bức tranh tường ngày đó đã chứng thực việc này.

Vào cuối thế kỷ XVI, nhà thờ đã bị người Calvin cướp phá và bức tượng Đức Mẹ đồng Trinh, mà Beatrijs Soetkens đã mang về đây cũng bị phá hủy. Vào thế kỷ XVII, gia đình nổi tiếng Thurn und Taxis, sống đối diện với lối vào phía nam của nhà thờ đã cho xây dựng lại hai nhà nguyện: Nhà nguyện Thánh Ursula, nằm ở phía bắc của dàn hợp xướng và Nhà nguyện Thánh Marcouf, nằm ở phía nam của dàn hợp xướng.

Khi Pháp bắt đầu sự chiếm đóng vào năm 1795, nhờ vào việc linh mục thề trung thành với chế độ Cộng hòa, nên nhà thờ đã được cứu không bị những người chiếm đóng chống tôn giáo phá hoại. Nhà thờ vẫn đóng cửa trong một vài năm và được đưa trở lại phục vụ tôn giáo dưới thời Napoleon.

Đặc điểm nổi bật của gian giữa là các trụ cột không đỡ hẳn trần nhà mà chỉ góp phần hiệu ứng dọc. Trên từng cột đá bên trong gian điện là những bức tranh của mười hai tông đồ, có từ giữa thế kỷ XVII, được một số nhà điêu khắc Baroque hàng đầu thời bấy giờ điêu khắc.

Các bức tranh tường nhiều màu trên bức tường trong khu dàn hợp xướng có từ nửa đầu thế kỷ XV và có nhiều bức tranh của các họa sĩ nổi tiếng như Flemish Michiel Coxie “Sự phục sinh của Chúa Kitô”, đã mô tả thời gian Chúa Jesus bắt đầu cuộc hành hình cho tới khi phục sinh.

Nhà thờ lưu giữ những kho báu khác như thánh tích bằng xương của Thánh Wivina.

Nhà thờ được trang trí bằng rất nhiều bức tranh kính về các câu truyện kinh thánh, nên mặc dù bên trong gian điện không thắp đèn nhưng vẫn sáng. Trong nhà thờ không có nhiều bức tranh sơn dầu như các nhà thờ ở Venice hay Vienna, mà chủ yếu là tranh kính.

Những bức tranh kính bên trong nhà thờ Sablon, Brussels miêu tả các vị thánh Công giáo, bao gồm cả Thánh Adrian

Và đây là lối vào nhà nguyện Thánh Marcouf

Tượng Đức Mẹ Mary trong nhà thờ Sablon, Brussels.

Phần gian điện nơi các Cha đứng làm lễ.

Một trong số ít bức tranh sơn dầu trong nhà thờ Sablon Brussels

Bức tượng Mary Magdalene bên cạnh Chúa Juses sau khi bị đóng đinh.

Một bức tranh khắc trên đá bên trong nhà thờ.

Một bàn thờ

Trang trí điêu khắc trên gỗ

Bàn thờ Đức Mẹ Đồng Trinh.

Đây là một trong số nhà thờ Kito giáo ở châu Âu tôi vô cùng ấn tượng.

You Might Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *