Khi chúng tôi tham quan Pháo đài “Người Đánh cá” trên đồi Lâu đài, chúng tôi đã được ngắm nhìn tòa nhà Nghị viện Budapest và ai cũng trầm trồ khen ngợi. Đặc biệt là buổi tối, khi chúng tôi lên đỉnh đồi, nơi có bức tượng “Tự do” và ngắm Budapest vào buổi tối thì tòa nhà Nghị viện rực rỡ ánh đèn như một tòa lâu đài tráng lệ.
Đây là tòa nhà lớn nhất và cao nhất ở Budapest.
Bảy năm sau khi Budapest được hợp nhất từ ba thành phố (năm 1873), Nghị viện Hungary đề xuất xây dựng một Tòa nhà Nghị viện mới, đại diện cho chủ quyền của quốc gia và kiến trúc sư Imre Steindl được giao việc thiết kế và giám sát xây dựng tòa nhà từ năm 1885 và khánh thành vào ngày kỷ niệm đất nước tròn 1.000 năm tuổi vào năm 1896, nhưng việc xây dựng kết thúc hoàn toàn vào năm 1904 và kiến trúc sư đã bị mù trước khi nó được hoàn thành.
Tòa nhà Nghị viện Budapest được xây dựng theo phong cách kiến trúc Tân Gotich, có một mặt tiền đối xứng và một mái vòm trung tâm theo kiến trúc Tân Phục Hưng.
Ở bên trong tòa nhà, có hai hội trường hoàn toàn giống nhau và đối xứng nhau, một hội trường được dùng cho mục đích chính trị, còn lại dành cho khách du lịch tham quan. Mọi người hãy hình dung mức độ lớn của tòa nhà này qua các con số nhé: tòa nhà dài 268 m và rộng 123 m, chiều cao 96 m (số 96 là các năm mà Hungary đánh dấu cột mốc thiên niên kỷ năm 896 Vương quốc Hungary được khai sinh). Trong khuôn viên và nội thất bao gồm 10 sân, 13 thang máy, 27 cổng, 29 cầu thang và 691 phòng (trong đó bao gồm hơn 200 văn phòng).
Mặt tiền của tòa nhà Nghị viện Budapest hướng ra Sông Danube, nhưng cổng chính ra vào dành cho các viên chức quốc gia là cổng hướng ra quảng trường.
Một bức tượng của Bá tước Gyula Andrassy, Thủ tướng Hungary từ năm 1867 đến 1871 (người đã soạn thảo Thỏa hiệp Áo-Hung năm 1867), được đặt ở Quảng trường Budapest Kossuth. Bức tượng tượng cưỡi ngựa bằng đồng cao 6,5 mét ban đầu, tác phẩm của nhà điêu khắc nổi tiếng người Hungary Gyorgy Zala, đã được lắp đặt trên quảng trường vào năm 1906 nhưng nó đã bị phá hủy vì lý do ý thức hệ của chính quyền Cộng sản sau năm 1945 và được xây dựng lại năm 2013.
Hai bức điêu khắc phía dưới tượng Gyula Andrassy, một bức mô tả cảnh vua Hungary ra nhập Kito giáo, bức bên này tôi chưa biết được ý nghĩa và câu chuyện của nó.
Những người lính đang đổi gác trên quảng trường Budapest Kossuth.
Đài tưởng niệm Kossuth – cựu Tổng thống Hungary Lajos Kossuth được nhà điêu khắc Horvay xây dựng năm 1914, với tất cả các nhân vật trong nhóm tượng đã được hoàn thành ngoại trừ chính Kossuth, nhưng sau đó công việc bị đình trệ vì Chiến tranh thế giới I. Viên đá cẩm thạch khổng lồ Ruskica dự kiến tạc tượng Kossuth vẫn còn ở mỏ đá ở Transylvania và bị quân đội Rumani tịch thu. Trong những năm sau chiến tranh, Horvay đã hoàn thành bức tượng Kossuth làm bằng đá vôi đơn giản. Đài tưởng niệm Kossuth đầu tiên được khánh thành năm 1927, đến năm 1950, chính phủ của Mátyás Rákosi, đã ra lệnh dỡ bỏ đài tưởng niệm này vì cho rằng trông nó có vẻ bi quan. Zsigmond Strobl đã tạo ra một bức tượng Kossuth bằng đồng mới hướng đến một tương lai tươi sáng hơn với một bàn tay giơ lên, được khánh thành vào năm 1952 và sáu nhân vật khác được ốp bằng các khối đá cẩm thạch màu đỏ. Tượng đài cũ trao cho thị trấn Dombóvár năm 1959. Bức tượng hiện nay đã được phục hồi theo bản gốc.
Bên ngoài tòa nhà Nghị viện rất đẹp, bên trong tôi được nghe kể cũng rất tuyệt vời, nhưng tôi chưa có dịp vào thăm. Hy vọng sẽ có một ngày tôi được chiêm ngưỡng những kiệt tác bên trong tòa nhà Nghị Viện.
Hungari nghe nói cũng rất đẹp. Bao giờ mình sẽ đc đi nhỉ!