Nghĩa trang Vysehrad, Praha

Nói ra có lẽ không ai tin, nhưng nghĩa trang Vysehrad giống như một bào tàng nhỏ của nghệ thuật tranh và tượng.

Chúng tôi đến pháo đài Vysehrad và sau khi tham quan nhà thờ Thánh Peter và Thánh Paul xong, chúng tôi đi dạo xung quanh và nhìn thấy nghĩa trang. Lúc đầu chỉ là tò mò, nhưng khi bước vào tôi nhận thấy, đây là một nơi thật kỳ lạ…rất đẹp.

Mặc dù lúc chúng tôi đến đã là cuối buổi chiều muộn và không khí se lạnh cuối thu với ánh sáng yếu ớt khiến cho nghĩa trang có phần hơi “sờ sợ”, nhưng tôi đã không cưỡng lại được mong muốn được ngắm nhìn những bức tượng và tranh vẽ trong khu nhà nguyện, cũng như trên các nấm mộ.

Nghĩa trang Vysehrad được thành lập năm 1869 trên khuôn viên của Lâu đài Vysehrad, là nơi an nghỉ cuối cùng của nhiều nhà soạn nhạc, nghệ sĩ, nhà điêu khắc, nhà văn và nhà khoa học và chính trị gia nổi tiếng của Séc.

Trung tâm của nghĩa trang là khu lăng mộ Slavin được xây dựng vào năm 1889-1893. Các trang trí điêu khắc được Josef Mauder thực hiện. Nhà thơ Julius Zeyer là người đầu tiên được chôn cất trong lăng mộ Slavin năm 1901 và nhạc trưởng Rafael Kubelik là người cuối cùng được đưa vào năm 2006.

Bức tượng thiên thần trên đỉnh và bức tượng cô gái phía dưới bức bia tưởng niệm ở khu lăng mộ Slavin.

Đây là ngôi mộ của nhà văn Vitezlav Nezval là một trong những nhà văn người Séc tiên phong nhất trong nửa đầu thế kỷ XX và là người đồng sáng lập phong trào Siêu thực ở Tiệp Khắc.

Đôi bàn tay trên mộ của nhà đạo diễn, ca sĩ, diễn viên Vlasta Buria.

Mộ của ca sĩ, nghệ Waldemar Matuska, nổi tiếng những năm 1960-1970.

Mộ nhà văn, nhà thơ người Séc Frantisek Hrubin và bức tượng trong cung đường.

Một số tượng trên các ngôi mộ.

Cung đường trong nghĩa trang rất đẹp. Các vòm của cung đường được trang trí bằng các bức tranh và tượng được làm bằng đá sa thạch Tuscan.

Các bức tượng trong cung đường.

Nghĩa trang Vysehrad không chỉ là một nghĩa trang bình thường, yên tĩnh, mà còn là một nơi để những người yêu thích nghệ thuật có thể tới để chiêm ngưỡng.

You Might Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *