Nhà thờ Frederik ở Copenhagen

Nằm ngay gần cung điện Amalienborg, Copenhagen và với mái nhà cao nên nhà thờ Frederik thu hút tất cả khách du lịch, trong đó có tôi, một người “say mê” các đền đài tôn giáo, trong đó nhà thờ Kito giáo là nơi tôi không bao giờ muốn bỏ lỡ dịp bước vào.

Bên trong nhà thờ giữ nguyên hình tròn, rất đặc biệt.

Trần mái vòm được trang trí bằng những bức tranh.

Tuy nhiên xung quanh gian điện không có nhiều tranh và tượng trong Kinh Thánh như các nhà thờ khác. Tôi chỉ biết chụp một vòng tròn quanh gian điện.

Nhà thờ Frederik là nhà thờ Tin Lành Lutheran Copenhagen, được kiến ​​trúc sư Nicolai Eigtved thiết kế năm 1740 có mái vòm nhà thờ lớn nhất ở Scandinavia với độ cao 31m. Các vòm nằm trên 12 cột. Kiến trúc sư có lẽ đã lấy cảm hứng từ nhà thờ Thánh Peter ở Rome để thiết kế nhà thờ này.

Phải 9 năm sau khi được thiết kế, vua Frederick V mới đặt viên đá đầu tiên để xây dựng nhà thờ, nhưng việc xây dựng bị chậm lại do cắt giảm ngân sách. Đến năm 1770, kế hoạch ban đầu xây dựng nhà thờ đã bị vua Friedrich Struensee phá bỏ và nhà thờ đang xây dở dang bị bỏ đó và hủy hoại trong gần 150 năm.

Vào năm 1874, Andreas Frederik Krieger, Bộ trưởng Tài chính Đan Mạch thời điểm đó, đã bán tàn tích của nhà thờ dở dang và quảng trường nhà thờ cho Carl Frederik Tietgen, với điều kiện Tietgen sẽ xây dựng một nhà thờ theo phong cách như thiết kế ban đầu và tặng nó cho vương quốc, đổi lại ông ta có được quyền chia nhỏ các lô đất lân cận để xây dựng.

Thỏa thuận là vào thời điểm đó đã gây nhiều tranh cãi, tới mức năm 1877, Frederik Krieger bị buộc tội tham nhũng vì thỏa thuận này, nhưng cuối cùng ông được tha bổng.

Do những hạn chế về tài chính, thiết kế ban đầu là nhà thờ được xây dựng từ đá cẩm thạch đã bị thay bằng đá vôi và cuối cùng đã được mở cửa vào năm 1894. Hàng chữ vàng ở mặt tiền của nhà thờ: “Lời của Chúa tồn tại mãi mãi.”

Chúng tôi đi một vòng bên trong nhà thờ. Bên ngoài đang có các công trình sửa chữa, nên chúng tôi đã không tham quan được khuôn viên bên ngoài.

You Might Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *