Kinh nghiệm đi “phượt” Phú Yên

Xác định sẽ rong ruổi trên xe máy cả trăm km mỗi ngày khi quyết định đi “phượt” Phú Yên, đơn giản vì tại Tuy Hòa (thủ phủ của tỉnh Phú Yên) không có gì nhiều để xem và mỗi điểm bạn đến ở Phú Yên nằm cách nhau khá xa.

1

Việc đầu tiên là bạn nên tìm kiếm giá vé máy bay rẻ. Đi Phú Yên có lúc chỉ mất 200 nghìn đồng/ vé, nhưng việc “săn vé cực thấp” rất khó, nên chúng tôi chấp nhận giá hơn 900 nghìn đồng/ khứ hồi/ người. Không có nhiều khách sạn lớn ở Tuy Hòa, nhưng lại rất dễ kiếm khách sạn với giá 300-400 nghìn đồng/ đêm/ phòng tại trung tâm và bạn có thể thuê xe máy của khách sạn luôn với giá 100 nghìn đồng/ ngày.

2

Tại Tuy Hòa bãi biển rất dài, rộng nhưng không có dấu hiệu có khách du lịch và ngay cả người dân địa phương cũng không thấy bóng dáng ai (thời điểm chúng tôi đi là tháng 12, nên không biết vào các mùa khác thế nào), có lẽ do sóng biển khá lớn và bãi biển chưa có sự đầu tư.

3

Ở cửa sông Đà Rằng đổ ra biển có một làng chài cũ, nhưng giờ đã khang trang như một con phố nhỏ. Tháp Chàm duy nhất còn lại ở Tuy Hòa có tên là tháp Nhạn, nằm trên đỉnh Núi Nhạn, biểu tượng của thành phố. Tháp Nhạn có điện chính là thờ Bà Thiên Y A Na, nhưng cũng có bàn thờ Quan Âm Bồ Tát, Phật A Di Đà, Phật Di Lặc… Có lẽ ở Tuy Hòa chúng tôi chủ yếu dành thời gian để thử ăn một số món ăn địa phương vào bữa tối và khuya… Các quán hải sản dọc bờ Kè nổi tiếng trên internet, nhưng ăn ở đấy rồi chúng tôi mới hiểu, điểm đó dành cho khách du lịch. Địa điểm bên bờ kè thoáng mát, khách du lịch thường tới ăn một lần và ít quay lại, do đó giá khá cao và thức ăn cũng không có gì đặc biệt. Tôi cũng là khách du lịch, nên chỉ ăn một lần và không quay lại nữa!

4

Phú yên nổi tiếng với thắng cảnh Ghềnh Đá đĩa, do vậy chúng tôi quyết định đến đó đầu tiên. Ăn sáng trên phố, mua thêm mấy ổ bánh mỳ phòng thân, chai nước, áo mưa, mũ, máy ảnh…vào balo, đổ xăng và lên đường.

5

Nhà thờ Mằng Lăng là điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi tại địa phận huyện Tuy An tỉnh Phú Yên, cách Tuy Hòa 35km. Đây là nhà thờ thuộc Giáo xứ Mằng Lăng, là nơi sinh của Chân phước Anrê Phú Yên, một trong những vị tử đạo của giới trẻ Công giáo.

6

Nhà thờ xây dựng năm 1892, là một trong những nhà thờ lâu đời nhất của Việt Nam. Đây cũng là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên – Phép giảng tám ngày của linh mục Alexandre de Rhodes. Sắp Noel nên giáo dân đã bắt đầu trang trí nhà thờ.

7

Chúng tôi lên đường đi tiếp đến Ghềnh Đá Đĩa, đi thêm khoảng 5 km về phía biển.

8

Gành đá đĩa Phú Yên được tạo ra bởi sự phun trào của dòng dung nham cực nóng bị co lại khi gặp nhiệt lạnh của nước biển đã hình thành nên những phiến đá kỳ thú đặc sắc nhất như hiện nay. Lúc đầu, chúng tôi rẽ tay trái đi về phía ngọn hải đăng.

10

Sau đó lên xe trở lại và rẽ tay phải vào khu du lịch Gềnh Đá Đĩa. Có lẽ không nên giải thích nhiều về hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này, vì tôi cũng chỉ biết đến vậy. Bạn có thể dạo chơi, ngắm biển và tắm biển ở đây.

9

Những mẩu đá khá đều đặn được xếp chồng lên nhau một cách kỳ lạ.

11

Nhiều mẩu đá có hình ngũ giác, lục giác rất cân đối như thể được đục đẽo một cách tỷ mỷ. Thoạt trông như thể chúng được đặt lên nhau, nhưng có một sự kết dính giữ chúng trường tồn cùng nhau, mặc cho sóng biển đập vào mỗi giây phút.

12

Ghềnh đá đĩa thật sự là một thắng cảnh kỳ lạ. Ở đây bạn có thể ngắm những con thuyền nhỏ đánh cá ngoài biển không xa lắm, hoặc những chiếc thuyền thúng lướt sóng bằng một mái chèo quay vòng, quay vòng…

35

Trở về Tuy Hòa, chúng tôi qua Đầm Ô Loan, một đầm nước lợ dưới chân đèo Quán Cau. Đầm rộng hơn 17.5 km² được sông Cái và một số sông nhỏ cấp nước ngọt cho đầm. Một lạch nhỏ nối đầm với biển. Chúng tôi ăn trưa muộn, chủ yếu chỉ muốn thưởng thức mấy món ăn đặc sản ở đây là sò huyết và cháo hàu.

13

Tối ở Tuy Hòa, chúng tôi đi ăn đặc sản mắt cá ngừ đại dương, tại quán bà Tám 289 Lê Duẩn, Tuy Hòa. Món mắt cá Ngừ (40 nghìn đồng/ thố), cá ngừ nướng và cháo cá ngừ khá rẻ và ngon.

Ngày tiếp theo chúng tôi đi về phía nam, đến Vũng Rô và bãi Bầu Phú Yên, địa phận giáp danh với tỉnh Khánh Hòa.

33

Vũng Rô là địa phận Phú Yên giáp ranh với tỉnh Khánh Hòa, được che chắn bởi 3 dãy núi cao là Đèo Cả, Đá Bia và Hòn Bà từ 3 hướng bắc, đông và tây. Đứng từ trên đèo Cả nhìn xuống rất đẹp. Ven bờ biển có nhiều bãi cát vừa và nhỏ.

20

Một số bãi đẹp như Bãi Chùa, Bãi Bàng, Bãi Lau. Trong lòng vịnh có nhiều loại tôm cá trú ngụ, nên người dân ở đây nuôi trồng thủy sản rất nhiều. Những nhà lồng dựng lên khắp mặt vịnh.

22

Hiện tại du lịch chưa phát triển đến đây, nên bãi biển chỉ có người dân địa phương đi đánh cá hoặc một vài thanh niên trong vùng rủ nhau ra bái tán chuyện thôi. Tuy nhiên, nếu bạn muốn xuống tắm có lẽ cũng khó tìm được chỗ lý tưởng, bởi thuyền bè và những lồng nuôi cá khá nhiều khiến cho bạn cảm giác nước không thật sự sạch.

23

Nơi đây trong thời gian chiến tranh là địa điểm khốc liệt. Bên đường có tượng đài di tích đường HCM trên biển, tại di tích tàu không số.

21

Chúng tôi trở về qua bãi Môn, đã nổi tiếng với “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”. Trên đường tới Mũi Điện – Hải Đăng tại Phú Yên, nhìn xuống Bãi Môn như một bờ biển hoang sơ.

19

Chúng tôi gửi xe máy, mang theo nước uống và thức ăn, lội qua “sa mạc” cát để đến bãi biển dành riêng cho mình. Nếu không nhìn thấy bãi biển từ trên cao, có lẽ bạn sẽ khó có động lực để vượt qua được đồi cát này dưới cái nắng miền trung không mấy thân thiện.

17

Nếu muốn tìm một chốn hoang sơ dành riêng cho mình thì vũng Bầu, Phú Yên chính là nơi bạn cần đến. Không có ai, ngoài bạn, bãi biển, những con sóng nhỏ, làn nước trong xanh như ngọc…tất cả chỉ dành riêng cho bạn. Nằm giữa hai dảy núi không cao lắm, nấp sau một đồi cát trắng, bãi biển nhỏ với những hòn đá cuội lớn thật đặc biệt.

15

Những dòng nước ngọt chảy từ những những con suối trên núi, tạo thành những đường ngoằn nghoèn, trông như nhưng con trăn đang trườn trên cát…bạn có thể lội xuống đó, ngâm chân trong làn nước ngọt mát rượi.

16

Chúng tôi không muốn chia tay với thiên đường dành riêng cho mình, nên đã ở đây đến tận cuối giờ chiều, mới lên đường trở về Tuy Hòa. Từ trên đường, chúng tôi quay lại nhìn bãi tắm “của mình” lần nữa.

14

Phong cảnh bên đường cũng tuyệt đẹp. Chúng tôi phải dừng lại nhiều lần để ngắm cảnh. Từ trên con đường nhìn xuống bãi biển phía trước một màu xanh ngắt.

31

Những ruộng nuôi tôm nối tiếp nhau dọc bờ biển. Nghề nuôi tôm nước lợ đã có ở Phú Yên từ năm 1986, lúc đầu hoàn toàn tự nhiên, nghĩa là từ con giống, thức ăn và môi trường đều từ tự nhiên, nhưng từ 2001 trở đi phần lớn các hộ đã chuyển sang nuôi tôm sú, rồi sau đó chuyển sang nuôi các loại tôm khác như tôm rảo, tôm đất…

30

Con đường này khá dài, có lẽ chỉ khoảng chục cây số, nhưng vì nhìn đồng hồ xe máy chỉ sắp hết xăng, nên tôi thấy đi mãi không hết. Chắc vì ít xe cộ đi lại trên đường này nên người ta không dựng cây xăng ở đây, đến cả xăng bán lẻ từng chai cũng chẳng thấy ai bán. Kinh nghiệm đi xe máy phượt là lúc nào cũng phải để ý xăng, vì sẽ có những đoạn đường nếu hết xăng thì không có bất cứ gì khiến bạn cảm thấy đẹp nữa.

40

Tối nay chúng tôi ăn nem nướng tại quán Nem Ninh Hòa 159 Lê Thánh Tôn, sau đó đi ăn cháo hàu 363 Lê Lợi. Cả hai quán đều rất ngon và rẻ.

Ngày thứ tư, chúng tôi lên núi, đến với thủy điện sông Hinh và các bản dân tộc trên cao nguyên, nghĩa là đi về phía tây tỉnh Phú Yên.

24

Thủy điện sông Hinh cách Tuy hòa 35 km, là một trong những thủy điện lớn, hoạt động từ 2001. Chúng tôi đi vòng quanh bờ hồ thủy điện và cảm giác “sờ sợ” khi nghĩ đến hồ nước khổng lồ trên đỉnh những ngọn núi này. Nước trong hồ khi cao nhất là 209 mét, ở mực nước chết là 196 mét so với mặt biển, thật kinh khủng!

26

Chúng tôi đi tiếp lên thị trấn Hai riêng ăn trưa, sau đó đi thăm một bản dân tộc Ê Đê.

25

Nhà của người Ê Đê thường xây dựng theo hướng Bắc – Nam, rất dài, từ 20 mét đến cả 100 mét, tùy theo số lượng người trong gia đình. Một gia đình lớn sống trông ngôi nhà dài này có thể có nhiều thế hệ. Họ sống theo chế độ mẫu hệ (!). Mỗi khi con gái lập gia đình, ngôi nhà lại được nối dài thêm ra, người con trai khi lấy vợ sẽ đến ở nhà vợ và không có quyền hành gì.

28

Người Ê Đê có tập quán là khi đi ngủ thì đầu quay về hướng Đông và chân quay về hướng Tây. Chỗ ngủ được ngăn đơn giản bằng những thành tre làm nhiều ngăn. Ngăn đầu tiên là ngăn của vợ chồng chủ nhà, tiếp theo là ngăn người con gái chưa lấy chồng, sau đó đến các ngăn của vợ chống những người con gái đã lấy chồng, cuối cùng là ngăn dành cho khách.

27

Bây giờ nhiều gia đình trẻ không xây nhà nối vào với nhà bố mẹ vợ nữa, mà tự xây dựng cho mình một căn nhà mới. Vì thế bạn sẽ không tìm thấy nhiều ngôi nhà dài. Có lẽ dài nhất tôi thấy khoảng 30-35 mét.

29

Ngôi làng này là nơi tái định cư của mấy bản làng trước đây nằm trong thung lũng dưới lòng hồ thủy điện sông Hinh. Có lẽ việc tái định cư này là tốt đối với họ, vì họ vẫn duy trì được cuộc sống trong những ngôi nhà truyền thống, còn việc làm ruộng đi nương…tôi chưa tìm hiểu được kỹ, không biết có phù hợp với họ không. Nhưng thấy những ngôi nhà khang trang hơn nhưng bản người Ê Đê tôi đã đến ở Tây Nguyên, tôi hy vọng là cuộc sống của họ không đến nỗi.

34

Trở về Tuy Hòa, nhìn thấy cây cầu dẫn vào thành phố đã cảm thấy gần gũi, thân quen.

Mỗi ngày chúng tôi đi xe máy khoảng 150km, cũng là nhiều đối với “phượt thủ U60”.

You Might Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *